Quy trình xét tuyển
Tiêu chí và quy trình xét tuyển chương trình Thạc sĩ Tin học - năm 2018
THÔNG BÁO
Về tiêu chí và quy trình tuyển sinh năm học 2018-2019
Chương trình Thạc sĩ Tin học - Chuyên ngành Công nghệ phần mềm
1.Thông tin chương trình đào tạo
-Đơn vị chịu trách nhiệm về nội dung chương trình: trường Đại học Bordeaux (Pháp)
-Đơn vị cấp phát bằng: trường Đại học Bordeaux (Pháp)
-Thời gian đào tạo: 2 năm
-Tổng số tín chỉ: 120 tín chỉ châu Âu (ECTS- European Credit Transfer System)
-Ngôn ngữ giảng dạy: hoàn toàn bằng tiếng Anh
-Ngành: Tin học
-Chuyên ngành: Công nghệ phần mềm
2.Hình thức tuyển sinh
Xét duyệt hồ sơ và phỏng vấn tất cả các ứng viên
3.Đối tượng tuyển sinh và phương thức tuyển sinh
3.1.Đối tượng tuyển sinh:
a. Đối tượng và tiêu chí xét tuyển vào năm thứ nhất (M1):
Thí sinh đáp ứng các tiêu chí sau sẽ được xét tuyển vào chương trình:
Trình độ học vấn:
- Đã tốt nghiệp Đại học đúng ngành
- Hoặc đã tốt nghiệp Đại học ngành liên quan (xem phần phụ lục)
- Hoặc đã tốt nghiệp các ngành thuộc nhóm ngành Kỹ thuật và Khoa học hoặc có tên tương tự với ngành ứng tuyển thì Hội đồng tuyển sinh sẽ xem xét và quyết định theo từng trường hợp cụ thể
Trình độ ngoại ngữ:
Có chứng chỉ Anh văn đáp ứng chuẩn B2 Khung Tham Chiếu Châu Âu (CEFR) hoặc tương đương. Cụ thể như sau:
IELTS |
TOEFL |
TOEIC |
Cambridge |
BEC |
BULATS |
VNU-EPT |
5.5 |
500 BPT, |
600 |
First FCE |
Business |
60 |
251-275 |
b. Đối tượng và tiêu chí tuyển sinh vào năm thứ hai (M2):
Chương trình Thạc sỹ Tin học cho phép thi sinh ứng tuyển hồ sơ trực tiếp năm thứ 2 (M2). Thí sinh đáp ứng các tiêu chí sau:
Trình độ học vấn:
1.Đã tốt nghiệp ít nhất một bằng Thạc sĩ đúng ngành
2.Hoặc đã tốt nghiệp ít nhất một bằng Thạc sĩ ngành liên quan và trong chương trình đào tạo có một trong những môn học: Thuật toán; Kỹ thuật Lập trình; Cấu trúc dữ liệu; Trình biên dịch; Ngôn ngữ hình thức; Hệ điều hành;
Trong những trường hợp ứng viên đã tốt nghiệp Thạc sĩ các ngành mà trong chương trình đào tạo có tên môn học không giống hoàn toàn như danh sách nêu trên thì Hội đồng tuyển sinh sẽ xem xét và quyết định theo từng trường hợp cụ thể
3.Hoặc đã tốt nghiệp Đại học hệ kỹ sư đúng ngành hoặc ngành liên quan với kết quả học tập giỏi/xuất sắc
4.Hoặc đã hoàn tất 240 tín chỉ châu Âu đúng ngành hoặc ngành liên quan
5.Hoặc đã tốt nghiệp Đại học đúng ngành và có ít nhất 5 năm kinh nghiệm làm việc
Trình độ ngoại ngữ:
Có chứng chỉ Anh văn đáp ứng chuẩn B2 Khung tham chiếu Châu Âu (CEFR). Cụ thể như sau:
IELTS |
TOEFL |
TOEIC |
Cambridge |
BEC |
BULATS |
VNU-EPT |
5.5 |
500 BPT, |
600 |
First FCE |
Business |
60 |
251-275 |
3.2.Đối tượng là học viên người nước ngoài:
- Trình độ học vấn: xét như phần trình độ học vấn của mục 3.1
- Trình độ ngoại ngữ: Phỏng vấn bởi Đại diện ban điều hành chương trình phía Pháp
3.3.Hình thức thức tuyển sinh
Tuyển sinh theo nguyên tắc chọn lọc chất lượng hồ sơ ứng viên từ cao đến thấp khi đủ chỉ tiêu. Việc chọn lọc hồ sơ căn cứ trên thứ tự ưu tiên như sau: kết quả học tập Đại học, trình độ tiếng Anh, động cơ học tập, kinh nghiệm làm việc.
a.Tuyển sinh vào năm thứ nhất (M1):
-
Bước 1: Xét hồ sơ
-
Bước 2: Phỏng vấn
-
Tiêu chí phỏng vấn: Đánh giá trình độ tiếng Anh, mục tiêu nghề nghiệp, động cơ học tập của ứng viên khi quyết định tham gia ứng tuyển tại chương trình Thạc sỹ Tin học của PUF-HCM
-
Hội đồng phỏng vấn: Là hội đồng tuyển sinh được thành lập hàng năm vào mỗi kỳ tuyển sinh bao gồm Đại diện Ban điều hành chương trình liên kết đào tạo phía Việt Nam và phía Pháp, người phụ trách công tác đào tạo phía Việt Nam.
-
Bước 3: Trong trường hợp cần thiết ứng viên phải trải qua một bài thi do Hội đồng tuyển sinh ra đề. Bài thi có liên quan đến kiến thức chuyên môn ở trình độ Đại học. Các bài thi được tổ chức nghiêm túc sau đó gửi bài cho giảng viên chuyên môn chấm điểm và căn cứ vào đó Hội đồng tuyển sinh sẽ cho ra kết quả cuối cùng
-
Bước 4: Hội đồng tuyển sinh xét duyệt và đưa ra kết luận về kết quả tuyển sinh
-
Bước 5: Thông báo kết quả
b.Tuyển sinh vào năm thứ hai (M2):
-
Bước 1: Xét hồ sơ
-
Bước 2: Phỏng vấn
-
Tiêu chí phỏng vấn: kiểm tra kiến thức học viên có đủ điều kiện để học trực tiếp vào năm 2
-
Hội đồng phỏng vấn: Là hội đồng tuyển sinh được thành lập hàng năm vào mỗi kỳ tuyển sinh bao gồm Đại diện Ban điều hành chương trình liên kết đào tạo phía Việt Nam và phía Pháp, người phụ trách công tác đào tạo phía Việt Nam.
-
Bước 3: Trong trường hợp cần thiết thì Hội đồng tuyển sinh sẽ tổ chức 1 kỳ thi đầu vào cho ứng viên.
-
Mục tiêu: đánh giá ứng sinh có đủ kiến thức để tham gia trực tiếp vào năm thứ 2 (M2) hay không
-
Bài kiểm tra kiến thức này ở dạng là một bài thi tổng hợp hoặc có thể là dạng từng bài thi riêng lẻ tương ứng từng môn do Hội đồng tuyển sinh quyết định. Kiến thức cần kiểm tra có liên quan đến một số môn sau: Lập trình hướng đối tượng nâng cao, Thuật toán nâng cao, Ngôn ngữ hình thức, Trình biên dịch.
-
Các bài thi được tổ chức nghiêm túc sau đó gửi bài cho giảng viên chuyên môn chấm điểm và căn cứ vào đó Hội đồng tuyển sinh sẽ cho ra kết quả cuối cùng.
-
Bước 4: Hội đồng tuyển sinh xét duyệt và đưa ra kết luận về kết quả tuyển sinh
-
Bước 5: Thông báo kết quả